Chắc có rất nhiều bạn có thắc mắc này khi mà bản thân cùng với một số cá nhân khác cùng ứng tuyển vào cùng một ví trí, mặc dù đối phương thiếu bề dày kinh nghiệm hơn, giao tiếp kém hơn, bằng cấp kém hơn nhưng họ vẫn được chọn dù không đi vòng trong và không chịu sự tác động của bất cứ thế lực nào.
Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải đứng nhìn ở góc độ là người tuyển dụng để có thể đưa ra những lý do và trả lời cho câu hỏi này.
Kì vọng của các nhà tuyển dụng khi lựa chọn ứng viên rơi vào 1 hoặc nhiều lý do dưới đây:

1/ Tâm lý thái độ
Hầu hết chúng ta đều suy nghĩ rằng một người giỏi giang, có bề dày kinh nghiệm sẽ là điểm số cao nhất khi đánh giá, nhưng theo như khảo sát các bộ phận tuyển dụng của các công ty thì câu trả lời rất bất ngờ là họ đều đánh giá cao tâm lý thái độ của bạn trước công việc này, bạn đừng bất ngờ khi nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi không hề liên quan đến tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển mà bạn phải hiểu rằng đó là những câu hỏi đó test kỹ năng mềm, kỹ năng phản xa trước tình huống và thể hiện mức độ quan tâm, thái độ nghiêm túc của bạn trước công việc này.
Vấn đề này sẽ thể hiện rất rõ trong cách trình bày CV, các thông tin và hiểu biết của bạn về tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển mặc dù bạn chưa hề có kinh nghiệm.
Những câu hỏi tưởng chừng như không liên quan đó để nhà tuyển dụng có thể xác định định hướng của bạn có kiên định trước cám dỗ của một công ty khác, một công việc khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn cũng như mức độ rủi ro về nhân sự khi bạn là người được chọn.
Điều bạn cần làm là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy thái độ chân thành, nghiêm túc khi quyết định lựa chọn ứng tuyển công việc này.
Bạn phải hiểu một điều là tất cả các kỹ năng đều có thể được trau dồi nếu có tố chất, nghiệp vụ đều có thể đào tạo chỉ duy nhất tâm lý thái độ, sự yêu thích công việc của bạn là công ty không thay đổi được nó phụ thuộc vào bản thân các bạn.
2/ Tính chất tương quan và phù hợp
Điều nhà tuyển dụng quan tâm không phải là bạn giỏi như thế nào, từng làm vị trí gì… cái mà họ quan tâm là mức độ phù hợp của bạn đối với tính chất công việc, họ muốn đảm bảo rằng khi tiếp nhận công việc mới bạn có khả năng thích ứng cao và không bị sốc về cách thức làm việc cũng như văn hóa của công ty và hạn chế rủi ro về nhân sự (tuyển mới hoặc sa thải nhân viên mới)
3/ Định hướng công việc, chí tiến thủ của ứng viên
Mỗi lần biến động nhân sự, thay đổi cơ cấu nhân sự công ty mất rất nhiều chi phí và nguồn lực nên hầu hết các nhà tuyển dụng đều kỳ vọng ở ứng viên sự cam kết gắn bó lâu dài cũng như việc lịnh hoạt trong việc cải tiến tối ưu năng suất công việc.
4/ Các kỹ năng mềm
Nhiều người khá ngạc nhiên khi nhà tuyển dụng sẵn sàng tuyển những nhân viên tay ngang chưa hề có kinh nghiệm về lĩnh vực mà họ đang có nhu cầu tuyển dụng
Việc đó sẽ không có gì lạ lẫm đối với các công ty có tiềm lực lớn, họ có một đội ngũ đào tạo các nghiệp vụ chuyên nghiệp, đội ngũ này sẽ tham gia đào tạo tân tuyển và đào tạo chéo về tất cả các nghiệp vụ, có hệ thống công cụ là các chỉ số đánh giá, bài test, kiểm tra hoàn chỉnh…
Thậm chí một số công ty lớn phỏng vấn một số vị trí họ chỉ yêu cầu làm bài test nghiệp vụ, đồng thời họ sẽ trực tiếp vấn đáp với bạn đưa ra các câu hỏi xử lý tình huống để kiểm tra mức độ linh hoạt, tố chất và mức độ chịu áp lực trong môi trường cạnh tranh, và cái họ quan tâm nhất là tư duy logic+ cách sắp xếp và khả năng đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề công việc, ứng xử các mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
Vậy việc bạn không được chọn mặc dù bạn giỏi hơn đối thủ cạnh tranh là do tâm lý thái độ của bạn chưa tốt; bạn chưa phù hợp với văn hóa, môi trường cũng sự phù hợp với tính chất công việc, đừng suy nghĩ nhà tuyển dụng thiên vị bạn nhé.
Việc thuyết phục nhà tuyển dụng nó không phải là dễ, nếu như bạn đặt mình vào vị trí là nhà tuyển dụng, có kì vọng gì đối với ứng viên, bạn phải có khả năng phán đoán để có thể hiểu nắm bắt được ý của đối phương.
Hãy tin tôi đi, muốn đậu phỏng vấn bạn phải chứng minh và thuyết phục được nhà tuyển dụng là bạn có thành ý, các tố chất và định hướng của bạn phù hợp với môi trường, văn hóa và vị trí công việc nên trước khi ứng tuyển bất kì vị trí nào bạn nhớ đọc kỹ phần mô tả công việc nhé.