Chỉ hơn 26% người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ; còn lại phần lớn thiếu kỹ năng, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Theo báo cáo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sau những năm đổi mới, lực lượng lao động đã tăng gấp đôi, từ 27 triệu năm 1986 lên 51,4 triệu, tính hết quý II/2022. Dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng nhưng chất lượng lao động “chưa vàng” khi tỷ lệ qua đào tạo thấp, chỉ trên 26%, trong khi là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ ba khu vực và duy trì ổn định trong nhiều năm.
Thị trường lao động Việt Nam dư thừa người có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Hạn chế trình độ khiến lao động Việt gặp khó trước những biến động lớn như đại dịch, xu hướng dịch chuyển việc làm, trong khi lưới an sinh chưa đủ sức đảm đương chống đỡ rủi ro cho người lao động. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mất tính cạnh tranh.

Gần bốn tiếng trao đổi, nhiều ý kiến đến từ doanh nghiệp nêu lên thực trạng tay nghề thấp, kỹ năng thiếu khiến lao động Việt Nam khó thích nghi trước những biến đổi. Dẫn những khảo sát mới nhất, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành Manpower Group Việt Nam, cho biết chỉ 8,96% lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2021 do Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện cũng phản ánh công nhân lao động phổ thông là nhóm dễ tuyển dụng nhất khi doanh nghiệp tuyển thay thế hoặc mở rộng sản xuất, khoảng 62%. Tiếp đến là nhóm kế toán 42%, cán bộ kỹ thuật 25% và quản lý, giám sát 20%. Giám đốc điều hành là nhóm khó tuyển dụng nhất, khoảng 5%.
Đại diện nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao, trong khi đang cần tuyển dụng hàng nghìn vị trí nhân sự khi mở rộng sản xuất. doanh nghiệp lớn than
.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguyễn Văn Thân đặt vấn đề nhu cầu thị trường lớn, nguồn nhân lực các trường đào tạo ra cũng không hề nhỏ, vì sao hai khâu này không thể “khớp” với nhau?
Ông đề nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu chế độ tiền lương không chỉ cho lao động bình thường mà còn nhóm cao cấp, bởi nên có những đãi ngộ với người tay nghề cao, tư duy đột phá. Nếu không, lực lượng này dễ “chạy” sang nước ngoài hoặc là đổ vào doanh nghiệp FDI, công ty nước ngoài khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ hụt càng thêm thiếu lao động.
“Mỗi lần ra sân bay, trông thấy những thanh niên trẻ, khỏe đi xuất khẩu lao động, tôi thấy buồn khi nhẽ ra nguồn nhân lực này phải làm việc trong nước. Nhưng vì tiền lương vài chục triệu mỗi tháng mà họ phải bước chân đi nước ngoài”, ông nói.
Lắng nghe gần 20 phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh những ý kiến chất lượng của doanh nghiệp, địa phương và chuyên gia. Ông cho rằng thị trường lao động dư thừa có thể gây mất ổn định kinh tế, trật tự xã hội và ngược lại nếu chất lượng lao động giảm sút thì mất dần tính cạnh tranh. Vì vậy, hai mặt này cần hài hòa, làm sao để thị trường lao động phát triển tạo công ăn việc làm, nâng cao khả năng hội nhập của Việt Nam với thế giới. doanh nghiệp lớn than
Thủ tướng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến để sớm soạn thảo một nghị quyết của Chính phủ về phát triển thị trường lao động đúng hướng, hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Trong đó, tập trung vào các giải pháp nâng cao nhận thức về thị trường; coi lao động là hàng hóa đặc biệt để có cơ chế, chính sách phù hợp; có những thay đổi trong chính sách tiền lương để người lao động gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp; quan tâm tới dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, đảm bảo phân bổ hợp lý và cuối cùng đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. doanh nghiệp lớn than
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu đào tạo lao động chất lượng cao
Lao động được hỗ trợ 1-3 triệu đồng
3 chuyến bay miễn phí đưa lao động nghèo về quê
Nguồn: vnexpress.net