Công ty có được quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động khi nghỉ việc không?
- 1. Mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội
- 2. Các trường hợp được rút sổ bảo hiểm xã hội ?
- 3. Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không ?
- 4. Không làm việc nữa có được rút sổ bảo hiểm?
- 5. Trường hợp không trả sổ bảo hiểm và muốn nghỉ hưu ?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý được sử dụng trong bài viết:
1. Mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội
Theo tinh thần của pháp luật, một người chỉ có một bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trên thực tế thì vì một lý do khách quan nào đó mà một người có trong tay hai sổ bảo hiểm, để lường trước trường hợp này và cách khắc phục khi nó xảy ra thì pháp luật cũng có quy định tại Khoản 5 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:
“…5. Xử lý một số tình huống trong công tác cấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
5.2. Một số sổ BHXH được cấp cho 2 hay nhiều người thì cơ quan BHXH giữ lại số sổ BHXH đã cấp cho người có thời gian tham gia BHXH sớm nhất, các sổ BHXH còn lại thực hiện thu hồi và cấp lại theo số sổ mới. Trường hợp người tham gia BHXH sau đã giải quyết chế độ BHXH thì tất cả các sổ còn lại cấp lại theo số sổ BHXH mới.
5.3. Trường hợp người tham gia chỉ mất hoặc hỏng 01 hoặc một số tờ rời: Giám đốc BHXH quyết định việc in lại các tờ rời bị mất hoặc in lại tờ rời từng giai đoạn bị mất và phải đảm bảo đầy đủ thời gian, mức đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN chưa hưởng các chế độ của người lao động.
5.4. Người đã hưởng BHXH một lần nếu còn thời gian tham gia BHTN chưa hưởng thì cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần thực hiện cấp lại và chốt sổ BHXH thời gian tham gia BHTN chưa hưởng.
5.5. Trường hợp người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định, thực hiện điều chỉnh và ghi, chốt lại sổ BHXH.
5.6. Trường hợp cơ quan BHXH làm mất hoặc hỏng sổ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH.
5.7. Sổ BHXH thu hồi phải lưu cùng hồ sơ cấp lại sổ BHXH”
2. Các trường hợp được rút sổ bảo hiểm xã hội ?
Khách hàng: Em làm công ty gạch men đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm. Xong em nghỉ việc qua công ty khác làm được 3 tháng. Sổ bảo hiểm xã hội em đã rút nhưng chưa nộp cho công ty này, em chỉ đọc số sổ bảo hiểm xã hội cho công ty và em đã đóng được 2 tháng. Nhưng giờ em tiếp tục nghỉ việc ở công ty này qua làm công ty khác vậy giờ em nộp sổ ở công ty này thì có cần rút tiếp sổ ở công ty em làm 2 tháng kia không ? Em có thể bỏ sổ 2 tháng kia để sử dụng sổ cũ không ạ ? Cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 15 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người lao động có quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc”
Tại Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”
Theo quy định, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội thì được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội và ghi nhận thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
=> Như vậy, trường hợp nêu trên được nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; thời gian tập sự 9 tháng được ghi nhận là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (nếu có đóng BHXH). Đề nghị bạn liên hệ với đơn vị để giải quyết./.
=> Theo nguyên tắc mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội nêu trên thì bạn bắt buộc phải rút sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ và tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới trên chính quyển sổ bảo hiểm này.
3. Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không ?
Tại khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật lao động và khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động …
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động…”.
4. Không làm việc nữa có được rút sổ bảo hiểm?
Chào luật sư Minh Khuê, cho em hỏi là em đã nghỉ ngang ở một công ty đến nay đã hơn một năm mà chưa lấy sổ BHXH. Vậy bây giờ em có lấy sổ BHXH được không và nếu được thì lấy ở đâu ạ ? Chân thành cảm ơn luật sư.
Theo quy định của Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 thì công ty bạn sẽ phải chi trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Cụ thể:
– Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
– Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
5. Trường hợp không trả sổ bảo hiểm và muốn nghỉ hưu ?
Thưa luật sư, Tôi năm nay 55 tuổi có 33 năm đóng BHXH sức khỏe yếu đã giám định mất sức 81%, công ty đã chốt sổ BHXH nhưng còn vướng mắc công tác thanh quyết toán nên công ty không cho quyết định nghỉ hưu và không trả sổ BHXH. Vậy tôi muốn nghỉ hưu làm thế nào ? Xin tư vấn giúp.
Với trường hợp của bạn, nếu bạn đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà công ty bạn không giải quyết thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Hoà giải viên lao động hoặc cơ quan Toà án xem xét giải quyết.
– Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.
– Hội đồng trọng tài lao động
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
+ Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
+ Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
+ Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
+ Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
+ Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.